Phân Biệt " Tài Sản " và " Tiêu Sản"
1. Định nghĩa
" Tài Sản" đơn giản là những thứ của bạn đang sở hữu và chúng mang tiền về túi bạn
" Tiêu Sản" đơn giản là những thứ bạn đang sở hữu và chúng mang tiền trong túi bạn đi
Và có 1 danh từ liên quan đến 2 từ trên cần biết đó là : " Chi phí "
Vậy "chi phí " là gi?
Bạn cần biết : dù là " Tài sản " hay " Tiêu sản " thì việc sở hữu chúng sẽ khiến bạn mất ra 1 khoản để chúng thuộc về mình, đó gọi là " chi phí " Dù bạn " giàu " hay " nghèo" thì " chi phí" luôn gắn liền với ban.Và 1 người có thể không có " tài sản" nhưng nhất định có " Tiêu Sản" .Thế nên " Chi Phí " thân thiết với " Tiêu Sản " hơn là " Tài Sản ", vì sao ư, bạn hãy tự hỏi
người giàu liệu có thể nhiều hơn
người nghèo không ??
Đa số người nghèo và trung lưu họ chưa phân biệt rõ ràng " tài sản " và "tiêu sản"
Công thức cho sự giàu có là gì : Chả phải tôi đã nói với mọi người rồi sao,
Chi Phí luôn thân thiết với
Tiêu Sản để biến chúng ta mãi mãi nghèo, vậy muốn giàu có chả phải là làm điều ngược lại
Hãy để
Tài Sản thân thiết với
Chi phí.
Muốn chúng thân thiết với nhau thì việc quan trong nhất là Phân Biệt rõ " Tài Sản" Và " Tiêu Sản "
2. Phân Biệt
Như đã định nghĩa phía trên , nhưng yếu tố để đó là "tài sản" hay " tiêu sản" còn phụ thuộc vào người sử dụng.
Ví dụ nhé:
|
Là "Tài Sản" hay "Tiêu Sản" còn phụ thuộc cách sử dụng |
Dưới con mắt của người Việt Nam nói riêng, thì nhà chính là Tài sản vì căn nhà mang lại cho ta sự an toàn, tránh mưa , tránh gió........và quan niêm : An Cư lạc Nghiệp mà từ xa xưa để lại.
Cho nên giới trẻ hiện nay dù chưa đủ tiền mua nhà cũng sẵn sàng nhờ Ngân Hàng cho vay hơn 50% giá trị căn nhà để có chỗ "An Cư" và đằng nào cũng phải thuê nhà để ở nếu trả góp sau 1 thời gian thì căn nhà sẽ là của mình, mà giá trị nhà đất sẽ tăng nữa.
Đó là những suy nghĩ đúng đắn theo 1 chiều hướng mà những giá trị phía sau đúng, nếu sau này đất đắt lên thì những công sức mà họ bỏ ra để cõng ngân hàng sẽ biến thành Tài Sản nhưng nếu trên quãng đường đó chả may họ không cõng nổi tảng đá có tên là lãi Ngân Hàng vì 1 yếu tố khách quan bên ngoài nào đó khiến họ phải bán gấp để tránh căn nhà thuộc về Ngân Hàng. Vậy số lãi hàng tháng trước đây họ cố cõng và số tiền họ bán gấp căn nhà để trả ngân hàng sẽ biến khối tài sản đó thanh "Tiêu Sản" một cách nhanh chóng.
Hay như 1 chiếc Ismartphone và quần áo đẹp. Ai chả biết đó là " Tiêu Sản " vì ngoài phục vụ vẻ ngoài nó chả có tác dụng gì hơn. Riêng việc này mình nghĩ sẽ có 2 luồng cần phân tích. Bản thân mình đã từng gặp những người rất giàu, rất rất giàu nhưng họ dụng điên nokia đời cũ, quần áo như những người trung lưu bình thường , với họ thì những thứ đó chắc là " Tiêu Sản" hoàn toàn rồi. Điều này đúng chứ, quá đúng. Nhưng dưới con mắt của giới trẻ hiện nay thì việc sử dụng 1 smartphone để phục vụ công viêcthì nó lại thành 1 tài sản. Ví dụ đâu xa , đó là các game thủ, họ dùng điện thoại chơi game nhưng lại kiếm tiền từ Youtube, vậy chả phải là do cách sử dụng hay sao, nếu chỉ để nghe gọi mà dùng smartphone có lẽ là tiêu sản nhưng nếu biến nó thành những công cụ hữu ích cho công việc thì nó là Tài sản . Quần áo thì sao? Nếu bạn nhếch nhác đi ký 1 hợp đồng to cho công viecje thì có thành công không?? Nhưng nếu vì công việc mà bạn mua 1 bộ quần áo hàng hiệu quá mức cần thiết để ký 1 hợp đồng thì có nên ko?? Vậy nên thế nào là đủ , thế nào là cần thì các bạn hãy cân nhắc. Điều mình muốn nói ở đây là bạn hãy dùng " Chi Phí" để mua Tài sản chứ đừng vì thể diện, vì những hư danh biến nó thành "Tiêu Sản". Bộ mặt thì ai cung muốn, cũng cần nhưng hãy dùng đúng lúc, đúng chỗ để chi tiêu
Ngoài ra còn 1 số thứ mà mình cũng muôn nêu ra : Ví dụ như bạn đầu tư cổ Phiếu, nếu nó tăng thì đó là Tài sản nhưng mai nó giảm thì đó là tiêu sản
Đến đây chắc phần nào bạn đã phân biệt được rồi.
3. Quan niệm của người giàu và người nghèo
Robert Kiyosaki có nói: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí“
Nguời giàu và người nghèo làm gì với số tiền dư
- Người giàu mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình.
- Người trung lưu thường mua nhà để ở, mua xe để đi, và họ nói căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ, nhưng thật ra, nó lại là tiêu sản.
- Người nghèo dùng tiền lương của họ thường để trang trải cho các chi phí sinh hoạt
hằng ngày, và họ thường còn dư rất ít tiền, ko đủ để mua tài sản hay tiêu sản
Lý do đa phần chúng ta đều thích Chi tiêu cho Tiêu Sản hơn là Tài Sản
Đa phần mọi người đều không ý thức rõ 2 vấn đè này nên đều mắc lỗi Chi Tiêu vào tiêu sản lơn hơn là dồn sức cho Tài sản
Để tạo 1 tài sản cần lên kế hoạch chi tiết, đưa người thực hiện vào 1 khuân khổ gây nên 1 tâm lý đè nén còn khi chi tiêu vào Tiêu sản con người thường được 1 khoái cảm xung sướng và hanh phúc nhất thời
Ví dụ cụ thể :Bạn đang có Ip5 mà thời đại bây h đang IP 8 và IP X, muốn có chúng bạn cứ thử nghĩ xem, bạn phải gồm góc cực nhọc bao lâu và có được nó liệu bạn có dùng hết các chức năng vượt trội mà nó mang lại để sử dụng hiệu quả không. Vậy quá trình gom góp đó cực nhọc như thế nào còn quá trình bạn mua 1 chiếc Ip thì nó diễn ra trong bao lâu và nó chỉ giải quyết cho bạn là hãnh diện trước đám đông. Mình thấy rất nhiều bạn nư khi mua mấy chiếc smartphone đắt tiền đôi khi chả thấy cuộc gọi bao gio nhưng vẫn phải bỏ máy ra soi gương. Mình đep mình có quyền mà. Lúc đó thỏa mãn lắm, thích lắm, hạnh phúc khi người ta nhìn mình với ánh mắt đó lắm.
Và Giữa người giàu và người nghèo họ luôn có những quan niệm khác nhau trong suy nghĩ và cách sử đồng tiền.Vấn đề này xin được đề cập trong bài viết sau.
|
Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo |